x
Shopping Cart

Your cart is currently empty.

HOTLINE: 1900 63 64 01
uu-dai
ADIDAS - SALE UP TO 35%
Shop now
NIKE - SALE UP TO 40%
Shop now
UNDER ARMOUR - SALE UP TO 50%
Shop now
COLUMBIA - SALE UP TO 60%
Shop now

Cách buộc dây giày chạy bộ đúng chuẩn, đẹp, dễ thắt giúp bạn chạy nhanh hơn

Bạn yêu thích việc chạy bộ và luyện tập chạy bộ một cách thường xuyên để nâng cao sức khỏe của bản thân. Bạn mong đợi đôi giày mình đang mang sẽ vừa vặn và bảo vệ đôi chân của bạn trên các cung đường. Thế nhưng, liệu bạn có biết rằng buộc dây giày chạy bộ đúng giúp chạy tốt hơn chưa? Cùng tìm hiểu ngay cách buộc dâu giày chạy bộ đúng chuẩn trong bài viết dưới đây.

Cách buộc dây giày chạy bộ đúng chuẩn
Cách buộc dây giày chạy bộ đúng chuẩn

1. Lợi ích của việc buộc dây giày chạy bộ đúng cách

Việc buộc dây giày chạy bộ đúng cách có ảnh hưởng đáng kể giúp tạo cho bạn sự thoải mái trong quá trình chạy bộ. Nếu bạn buộc dây giày quá chật sẽ dồn lực nén lên bàn chân, gây cảm giác khó chịu khi di chuyển. Việc buộc dây quá chật trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ đau cổ chân, tổn thương đến các ngón chân vì chịu lực ép. Ngược lại, buộc dây giày quá lỏng cũng sẽ khiến bạn đối mặt với nhiều phiền phức như dễ bị vấp ngã, bàn chân dễ bị phồng rộp do di chuyển quá nhiều và trượt bên trong giày.

Vì vậy, bên cạnh việc tìm kiếm một đôi giày đúng size thì việc lựa chọn cách buộc dây giày không bị tuột, phù hợp sẽ giúp ích cho sức khỏe đôi bàn chân của bạn rất nhiều. Bạn có thể điều chỉnh độ căng của dây và tạo sự vừa vặn cho đôi chân trong quá trình chạy, điều này tạo cảm giác ôm chân cũng như vẫn có khoảng trống để thoát khí.

2. Các cách buộc dây giày chạy bộ

2.1 Buộc dây giày khắc phục các vấn đề

Gót chân bị trượt

Nếu bạn đang ở trong tình trạng bị phồng rộp gót chân khi chạy bộ thì bạn nên thử kiểu khóa cổ giày. Kiểu buộc này sẽ đảm bảo dây giày của bạn không bị lỏng, giúp bạn hạn chế việc gót chân bị trượt tự do, giảm thiểu ma sát và giảm tình trạng phồng rộp gót.

Buộc dây giày khi gót chân bị trượt
Buộc dây giày khi gót chân bị trượt

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn xỏ dây theo kiểu đan chéo từ lỗ xỏ dưới cùng cho tới lỗ thứ 2 từ trên xuống.
  • Bước 2: Hãy kéo thẳng dây giày và luồn dây qua lỗ xỏ cuối ở phía trên để tạo một chiếc vòng nối giữa lỗ trên cùng và lỗ thứ 2.
  • Bước 3: Tiến hành đan chéo hai đầu dây buộc và luồn chúng qua hai vòng mà bạn đã tạo ra trước đó. Cuối cùng buộc như buộc dây giày chạy bộ thông thường.

Giày bị chật

Kiểu buộc dây giày này tạo các đường buộc song song nhau, giúp bàn chân của bạn thoải mái hơn khi di chuyển mà không bị quá chật ở phần trên của bàn chân.

Buộc dây giày khi giày bị chật
Buộc dây giày khi giày bị chật

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn kéo căng dây và xỏ theo kiểu song song bằng cách nhảy cách một hàng lỗ với mỗi đầu dây giày. Kiểu xỏ này giúp làm giảm áp lực lên các ngón chân của bạn.
  • Bước 2: Tiến hành buộc như buộc dây giày chạy bộ thông thường.

Ngón chân bị đau

Nếu bạn cảm thấy đau nhức ở ngón chân và móng chân thường bị đen lại, hãy thử áp dụng cách buộc dây giày để tạo thêm không gian thoát khí giúp bảo vệ các ngón chân của bạn.

Buộc dây giày khi ngón chân bị đau
Buộc dây giày khi ngón chân bị đau

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đầu tiên bạn kéo dây giày so le với nhau sao cho đầu này dài hơn đầu kia khoảng 10cm. Sau đó từ từ xỏ đầu ngắn hơn tới lỗ xỏ đối diện ở hàng trên và xỏ ngang sang bên kia. Tiếp tục lặp lại động tác này để tạo thành những đường chéo xuyên suốt.
  • Bước 2: Với đầu dây còn lại, hãy xỏ chéo thẳng lên lỗ xỏ trên cùng phía đối diện của giày.
  • Bước 3: Tiến hành buộc như buộc dây giày chạy bộ thông thường.

>>> Tham khảo thêm:

    2.2 Buộc dây giày cho từng loại bàn chân

    Vòm chân cao

    Vòm chân cao khiến áp lực dồn nhiều lên phần giữa chân là vấn đề nhiều người gặp phải trong quá trình chạy bộ. Bạn nên tham khảo cách buộc dây giày cho người có vòm chân cao với các bước như dưới đây.

    Buộc dây giày cho vòm chân cao
    Buộc dây giày cho vòm chân cao

    Các bước thực hiện:

    • Bước 1: Trước hết, hãy đan chéo dây giày lên lỗ xỏ đối diện ở hàng thứ 2 theo chiều từ dưới lên.
    • Bước 2: Đâm dây giày thẳng lên lỗ xỏ ở hàng trên.
    • Bước 3: Tiến hành xỏ dây đan chéo và buộc dây giày chạy bộ như bình thường.

    Bàn chân trước to, bè

    Nếu bạn lo lắng vì có một đôi chân trước to, bè khiến cho không gian của ngón chân bị bó hẹp thì đây là cách buộc dây giày dành cho bạn.

    Buộc dây giày cho bàn chân trước to, bè
    Buộc dây giày cho bàn chân trước to, bè

    Các bước thực hiện:

    • Bước 1: Xỏ thẳng hai đầu dây qua lỗ xỏ ở bên trên.
    • Bước 2: Tiếp tục xỏ theo kiểu đan chéo thông thường cho đến lỗ trên cùng.
    • Bước 3: Tiến hành buộc như buộc dây giày chạy bộ thông thường.

    Bàn chân nhỏ

    Kiểu buộc dây giày này rất phù hợp với những bạn có bàn chân nhỏ, cần giày ôm sát chân để tạo cảm giác vừa vặn, không bị quá rộng.

    Buộc dây giày cho bàn chân nhỏ
    Buộc dây giày cho bàn chân nhỏ

    Các bước thực hiện:

    • Bước 1: Bạn xỏ dây theo kiểu đan chéo cho tới lỗ xỏ ở hàng thứ 3 từ dưới lên.
    • Bước 2: Xỏ dây theo kiểu đan chéo nhưng bỏ cách một hàng.
    • Bước 3: Tiến hành đan chéo cho tới lỗ cuối cùng và buộc dây bình thường.

    Bàn chân to

    Đối với những bạn có bàn chân to, hãy ưu tiên sử dụng kỹ thuật buộc dây giày có thể giúp bạn nới lỏng toàn bộ giày để tạo nhiều không gian hơn cho bàn chân.

    Buộc dây giày cho bàn chân to
    Buộc dây giày cho bàn chân to

    Các bước thực hiện:

    • Bước 1: Bạn đan chéo dây giày lên lỗ xỏ đối diện ở hàng thứ 2 từ dưới lên.
    • Bước 2: Sau đó, ở phần giữa, tiếp tục đan chéo như bước 1 nhưng bỏ cách 1 hàng lỗ xỏ. Lặp lại động tác trên cho tới lỗ xỏ cuối cùng.
    • Bước 3: Tiến hành đan chéo cho tới lỗ cuối cùng và buộc dây bình thường.

    Lòng bàn chân cao

    Nếu bạn là người có lòng bàn chân cao, hãy lựa chọn ngay cho mình một kiểu buộc giày chạy bộ có khả năng giảm áp lực cho bàn chân của bạn.

    Buộc dây giày cho lòng bàn chân cao
    Buộc dây giày cho lòng bàn chân cao

    Các bước thực hiện:

    • Bước 1: Bạn tiến hành xỏ dây theo kiểu đan chéo cho tới hàng thứ 3.
    • Bước 2: Tiếp tục xỏ thẳng dây giày lên hàng lỗ xỏ bên trên.
    • Bước 3: Cuối cùng, xỏ chéo cho tới cuối và buộc dây lại như bình thường.

    >>> Xem thêm: Tham khảo ngay cách xỏ dây giày giấu dây đầy sáng tạo, thẩm mỹ cao cho đôi giày của bạn. 

    2.3 Một số cách buộc dây giày phổ biến

    Kiểu vòng lặp (runner's loop)

    Buộc giày theo kiểu vòng lặp giúp giày ôm gót chân tốt hơn và tránh việc các ngón chân bị trượt khiến ngón chân bị chạm vào phần mũi giày.

    Buộc dây giày theo kiểu vòng lặp (runner's loop)
    Buộc dây giày theo kiểu vòng lặp (runner's loop)

    Các bước thực hiện:

    • Bước 1: Xỏ dây giày một cách bình thường cho đến lỗ xỏ dây thứ 2 tình từ trên xuống.
    • Bước 2: Kéo dây sang một bên (cùng phía với dây giày), xỏ dây vào lỗ trên cùng của mỗi bên và tạo một vòng xỏ dây mỗi bên.
    • Bước 3: Tiến hành vắt chéo dây giày và xỏ qua 2 chiếc vòng vừa tạo.
    • Bước 4: Kéo 2 đầu dây giày chặt hơn tại các vị trí giao điểm của dây giày cũng như 2 vòng xỏ dây trên cùng.
    • Bước 5: Cuối cùng, buộc như buộc dây giày chạy bộ thông thường.

    Kiểu cửa sổ (Windows lacing)

    Nếu bạn cảm thấy có một số điểm của giày trên bề mặt bàn chân đang chịu áp lực lớn hơn bình thường, hãy thử buộc giày theo kiểu cửa sổ.

    Buộc dây giày theo kiểu cửa sổ (Windows lacing)
    Buộc dây giày theo kiểu cửa sổ (Windows lacing)

    Các bước thực hiện:

    • Bước 1: Đầu tiên, tháo dây giày cho đến lỗ xỏ của điểm gây áp lực.
    • Bước 2: Bạn kéo dây giày xuyên qua lỗ tiếp theo rồi vắt chéo dây lại với nhau để buộc lại giày.
    • Bước 3: Tiếp tục vắt chéo và buộc lại như bình thường.

    Kiểu nút dẹt (reef knot)

    Buộc giày theo kiểu nút dẹt vô cùng đơn giản và dễ thực hiện, bạn sẽ có ngay một đôi giày được buộc vô cùng gọn gàng và nhanh chóng.

    Buộc dây giày theo kiểu nút dẹt (reef knot)
    Buộc dây giày theo kiểu nút dẹt (reef knot)

    Các bước thực hiện:

    • Bước 1: Bạn vắt chéo và buộc dây, sau đó tạo một vòng đầu tiên.
    • Bước 2: Tiến hành đảo ngược đường dẫn của dây sau khi đã tạo vòng thứ 2. Sau đó điều chỉnh lại nút thắt dây giày.
    • Bước 3: Thắt nút và kéo phần lỗ giày nằm trên cùng sang 2 bên.
    • Bước 4: Nếu chưa thành công, bạn có thể thử thắt nút bằng cách kéo vòng cuối cùng sang phía đối diện của giày và thử đổi dây để kéo.

    Supersports là địa chỉ cung cấp các sản phẩm giày chạy bộ chính hãng trên toàn quốc. Nếu bạn đang phân vân tìm cho mình một đôi giày chạy bộ với những cách buộc đúng, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách truy cập vào website https://supersports.com.vn/ hoặc trực tiếp đến các cửa hàng của Supersports để sở hữu ngay một đôi giày chạy bộ ưng ý nhất.

    Nếu biết cách buộc dây giày chạy bộ, bạn sẽ khắc phục được một số vấn đề thường gặp khi tập luyện đồng thời tạo cảm giác mới mẻ cho đôi giày. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể tìm cho mình một cách buộc dây giày phù hợp giúp cải thiện tốc độ chạy bộ.

    Supersports Vietnam